Trong quá trình tìm hiểu về các sản phẩm thang máy gia đình, chắc hẳn các bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về việc lắp đặt. Chúng tôi xin cung cấp cho các bạn những tư vấn, chi phí, kinh nghiệm lắp đặt thang máy gia đình trong bài viết sau.
1. Tư vấn lắp đặt thang máy gia đình cỡ nhỏ
Trước khi lắp đặt thang máy, cần lưu ý tìm hiểu kỹ 4 điểm sau:
1.1 Lựa chọn loại thang máy
Loại thang máy không chỉ đơn thuần là loại công suất thế nào, diện tích thang ra sao mà còn là tiêu chí về thương hiệu, công nghệ hoạt động cũng như tải trọng…
Hiện trên thị trường, thang máy gia đình có một số loại như: thang máy gia đình có phòng máy, thang máy gia đình không phòng máy, thang gia đình công nghệ trục vít, thang máy gia đình công nghệ chân không, thang máy gia đình công nghệ thủy lực,..
Trong số đó thang máy gia đình không phòng máy, công nghệ trục vít là loại thang máy hiện đại, an toàn và chiếm ít diện tích ngôi nhà nhất.
1.2 Giải pháp vị trí lắp đặt thang máy gia đình
Sau khi đã lựa chọn được mẫu mã thang máy phù hợp với không gian ngôi nhà, bạn cần xác định được vị trí lắp đặt thang máy. Bạn có thể lựa chọn lắp thang máy trong nhà hoặc ngoài trời, tùy thuộc vào mong muốn của các thành viên trong gia đình và diện tích của ngôi nhà.
Kinh nghiệm lắp đặt thang máy gia đình cho thấy vị trí lắp đặt trong nhà và giữa thang bộ là giải pháp tối ưu nhất về mọi mặt.
Theo kinh nghiệm của nhiều hộ gia đình, lựa chọn vị trí lắp đặt thang máy tại giữa cầu thang bộ sẽ giúp tối ưu không gian mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
1.3 Hiểu về các dịch vụ đi kèm khi lắp đặt thang máy gia đình
Dịch vụ đi kèm thang máy có thể kể đến như: Thi công hạng mục phụ trợ (hố pit, giếng thang, tường bao quanh…) dịch vụ bảo hành, bảo trì. Những dịch vụ đi kèm này có thể có hoặc không phát sinh chi phí với từng bên cung cấp. Khách hàng phải tìm hiểu kỹ dịch vụ để tránh trường hợp phát sinh không mong muốn.
1.4 Lựa chọn thông số kỹ thuật phù hợp
Cuối cùng, bạn cần cân nhắc đến số người sử dụng thang máy trong gia đình để lựa chọn tải trọng thang, xem xét số tầng của ngôi nhà để chọn chọn công suất và tốc độ phù hợp nhất, vừa tránh lãng phí điện khi công suất quá cao trong khi nhu cầu sử dụng thấp hoặc tránh quá tải trọng, ảnh hưởng độ bền của thang máy.
Tiếp theo sau đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các công tác chuẩn bị liên quan đến việc lắp đặt một thang máy Khánh Hưng, thật ra nó cũng rất đơn giản chỉ cần xem hình là các bạn có thể hiểu.
Như hình trên chúng ta có thể thấy, thang máy Khánh Hưng cơ bản không cần hố pit, các chung cư phức hợp cũng có thể lắp đặt, nó đồng thời cũng là phương án lựa chọn hiệu quả nhất cho các loại thang máy lắp đặt vào trong cầu thang bộ.
Nếu cần lắp đặt một thang máy Khánh Hưng , đầu tiên bạn cần đảm bảo không gian dự trù cho việc lắp đặt nằm trong phạm vi kích thước giống như trong hình, lấy ví dụ như loại thang máy A4000 và A5000 đang bán rất chạy trên thị trường hiện nay của chúng tôi thì chỉ cần lắp ráp nằm trong phạm vi 1.575 x 1.400 mm là đạt yêu cầu.
Dựa theo các model khác nhau lựa chọn kích thước không gian dự trù mà bạn muốn, ví dụ đối với model A4000, không gian dự trù là 993*1200mm, không gian dự trù của các loại model khác thì chỉ cần dựa theo số liệu mà Khánh Hưng cung cấp.
Khi đã có đầy đủ không gian cho việc lắp đặt thang máy gia đình, công việc mà bạn cần làm tiếp theo chính là chuẩn bị một hố pít có độ sâu 6cm,
Khi công việc xây dựng căn hộ của bạn đã gần hoàn thành 90% thì trước khi trang trí nội thất cho căn nhà của bạn, bạn có thể bắt đầu tiến hành lắp đặt thang máy Khánh Hưng, thời gian lắp đặt căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và chiều cao của tầng lầu tại nơi lắp đặt, thông thường thời thời gian này là khoảng 1 tuần. Bên dưới là hình ảnh thang máy đã được lắp đặt xong tại một căn hộ.
Lựa chọn thang máy Khánh Hưng của Thụy Điển, bạn sẽ không còn đau đầu về việc thi công lắp đặt thang máy cũng như không cần làm hố pit, bạn sẽ không còn phải lo lắng vấn đề rò rỉ nước tại móng của hố thang, và cũng không còn phải lo lắng vì không đào được hố pit để lắp đặt thang máy do có tầng hầm để xe bên dưới nhà. Lắp thang máy gia đình Khánh Hưng vô cùng tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng.
2. Quy trình cách lắp đặt thang máy gia đình
Quy trình lắp đặt thang máy ở mội dòng sản phẩm sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên, mô hình chung cần được tiến hành cụ thể theo các bước dưới đây.
2.1 Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu bước vào quy trình lắp đặt thang máy, cần chuẩn bị:
- Để lắp đặt được thang máy, trước hết cần xây dựng hố thang máy.
- Cần xây dựng hố thang máy phù hợp với kích thước, trọng tải của thang máy bạn lựa chọn và hài hòa với tổng thể công trình ngôi nhà bạn, tránh xảy ra những sự cố lắp đặt sau này.
- Với thang máy Khánh Hưng, hố thang máy = 0 cm hoặc chỉ cần âm sàn tối đa 6cm, không ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà.
Mặt bằng để lắp đặt
- Cần chuẩn bị trước kho chứa hàng để khi thang máy được chuyển tới sẽ có ngay không gian chứa đồ.
- Kiểm tra và dọn dẹp kỹ các chướng ngại vật có ở mỗi tầng của ngôi nhà để tạo ra không gian lắp đặt an toàn nhất
- Và chuẩn bị ô trống để lắp thang theo kích thước thang máy đã chọn.
Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị thi công lắp đặt như Palan, máy hàn, Tifor,… vào đúng vị trí cần thiết.
- Lắp đặt sàn thi công, cáp nối, cáp an toàn theo kích thước giếng thang.
- Cần chuẩn bị nguồn điện phù hợp với công suất tới phòng máy, trang bị thiết bị ngắt điện để đảm bảo an toàn cho quá trình lắp đặt.
Chuẩn bị nhân lực có kinh nghiệm lắp đặt thang máy gia đình
- Ngoài máy móc, thiết bị thì nhân lực lắp đặt và phụ giúp lắp đặt chính là đối tượng không thể thiếu.
- Thang Máy Khánh Hưng chuẩn bị đội ngũ nhân lực vừa có chuyên môn vừa có sức lực để tiến hành lắp đặt thuận lợi nhất.
- Kỹ thuật tiến hành lắp đặt thang máy Khánh Hưng có chuyên môn cao và kinh nghiệm để đảm bảo lắp đặt chính xác, xử lý tình huống phát sinh tốt.
2.2 Lắp đặt cơ khí
- Các công việc kỹ thuật cơ khí để lắp đặt thang máy gia đình
- Chuẩn bị lắp đặt: Trước khi tiến hành lắp đặt thang máy gia đình, cần phải tiến hành bước lắp ráp ray dẫn hướng.
- Xác định vị trí để lắp bộ phận giảm chấn: Phải xác định vị trí lắp đặt bộ phận giảm chấn để lắp đặt đúng vị trí. Bộ giảm chấn và thiết bị dẫn hướng phải được lắp đặt đồng phẳng, độ chênh lệch giữa tâm của bộ giảm chấn và trục dẫn hướng là không quá 10mm.
- Lắp khung cabin và khung đối trọng
+ Khung đối trọng
Tùy thuộc vào loại thang máy và vị trí lắp đặt thang máy trong ngôi nhà mà bạn có thể chọn các phương án lắp khung đối trọng ở phía sau thang máy hoặc lắp khung đối trong ở phía hông cabin.
Cabin chính là bộ phận chuyển động của thang máy nên nó sẽ được tiến hành lắp đặt khi đã hoàn thành lắp đặt các bộ phận cố định khác.
- Lắp đặt cửa tầng: Sau khi hoàn thành việc lắp cabin, chúng ta tiến hành bước lắp ráp cửa tầng, sử dụng sàn car để lắp đặt cửa tầng, lắp lần lượt theo trình tự từ trên xuống.
- Lắp vách cabin, bảng điều khiển cửa cabin: Sàn của cabin sẽ được đặt ở tầng thấp nhất, cần vệ sinh sạch sẽ rồi tiến hành lắp cánh car, nóc car, lắp hệ thống cửa và gắn động cơ cho cửa, lắp bảng điều khiển trong cabin.
+ Đặt máy và thả cáp tải
- Đặt máy: Động cơ máy được định vị trên dầm đỡ, cần xác định dầm đặt động cơ và cố định dầm vào sàn phòng máy. Tiếp theo lắp đặt tủ điều khiển cố định xuống sàn phòng máy bằng vít nở. Lắp đặt mạng đi dây và cố định, lắp đặt bộ bảo vệ vượt tốc, lắp đặt bộ bảo hộ khi mất điện.
- Thả cáp tải: cuộn cáp đặt dưới tầng trệt, đầu cáp tải sẽ được buộc vào thiết bị móc tời để kéo lên từ từ. Luồn đầu cáp qua Puly máy kéo rồi thả xuống để nối với đối trọng, đầu còn lại của cáp tải sẽ được nối với cabin.
Kiểm tra: Trước khi tiến hành lắp điện cho thang máy đi vào hoạt động cần phải kiểm tra lại toàn bộ quá trình lắp đặt cơ khí đã hoàn thành, chỉnh lại những khoảng sai lệch lớn.
2.3 Lắp đặt điện
Lắp hệ thống dây điện cho thang máy gia đình theo các trình tự sau:
- Lắp hệ thống dây động lực cho cụm máy kéo, lắp dây điều khiển trong phòng máy.
- Lắp dây điều khiển giếng thang nhờ vào khung cabin, lắp lần lượt theo trình tự từ trên xuống dưới. Lắp cáp động trong giếng thang.
- Lắp các thiết bị tín hiệu tại mỗi cửa tầng
- Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra tổng thể một lần nữa hệ thống điện của thang máy, sau đó chạy thử để đánh giá chất lượng, tốc độ của thang máy.
2.4. Kiểm định an toàn và bàn giao
Khi việc lắp đặt thang máy được hoàn tất, thang máy phải được tiến hành kiểm định và bên thi công sẽ bàn giao thang máy cho chủ hộ.
- Kiểm định
Việc kiểm định thang máy sẽ được các đơn vị được Cục Thanh tra Nhà nước về An toàn lao động ủy quyền kiểm định và cấp giấy phép để đảm bảo thang máy có đủ tiêu chuẩn theo THÔNG TƯ 15/2018/TT-BLĐTBXH để sử dụng an toàn.
-
Bàn giao
Cuối cùng, đơn vị cung cấp và lắp đặt sẽ làm vệ sinh, cho chạy thử và căn chỉnh lại thang máy nếu cần một lần nữa. Sau đó sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ hoàn công để bàn giao thang máy cho chủ hộ.
2.5. Duy trì chế độ bảo trì
Việc bảo trì thang máy cần được diễn ra thường xuyên, ít nhất là 2 tháng một lần để thang máy luôn trong tình trạng tốt nhất, mang lại hoạt động bền bỉ và an toàn nhất. Vì vậy bạn cần duy trì tốt chế độ bảo hành cho thang máy trong suốt thời gian sử dụng.
Với thang máyKhánh Hưng, tần suất bảo trì được các chuyên gia khuyến nghị là 2 – 4 lần/ năm. Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí với số lần bảo trì ít hơn. Ngoài ra, Khánh Hưng cũng dành cho khách hàng những ưu đãi tốt nhất với chương trình miễn phí bảo trì trong thời gian 3 năm đầu sau khi mua thang.