Thang máy bệnh viện trở nên phổ biến dần với sự phát triển và nhu cầu cần thiết trong các bệnh viện hiện nay. Giúp rút ngắn thời gian vận chuyển dụng cụ y tế hay bệnh nhân một cách an toàn và nhanh chóng. Thang máy bệnh viện có những tính năng và kích thước đặc biệt chỉ có tại bệnh viện. Với hai dòng chính là thang máy bệnh viện nhập khẩu nguyên chiếc và thang máy bệnh viện liên doanh, hãy theo dõi những tính năng của loại thang máy này qua bài viết dưới đây.
NHỮNG ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA THANG MÁY BỆNH VIỆN
Thang máy bệnh viện hay còn gọi với tên tiếng anh là Hospital Lift. Là một phương tiện di chuyển đặc biệt không thể thiếu trong mỗi bệnh viện. Giúp di chuyển các thiết bị y tế hay bệnh nhân cấp cứu một cách nhanh chóng nhất. Thang máy bệnh viện có những đặc tính nổi bật sau đây:
Vận hành êm ái: chức năng chính của thang máy giúp thang máy hoạt động êm, không gây tiếng động lớn đên những bệnh nhân di chuyển trong thang máy. Không gây sóc bất ngờ và tạo không gian yên tĩnh cho bệnh nhân.
Thiết kế an toàn của thang máy: Sự an toàn khi sử dụng thang máy luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Vì là thang máy chở bệnh nhân nên cần được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối, không xảy ra những sai sót nào.
Khung cabin được thiết kế rộng rãi: Vì để có thể chứa được băng ca hay xe lăn bệnh nhân nên phần buồng thang được thiết kế dài và rộng. Tạo không gian thoải mái nhất để vận chuyển bệnh nhân bằng cáng hay xe lăn mà không mất nhiều công sức.
Hành trình chuẩn xác và linh hoạt: Nhờ sở hữu hệ điều khiển thông minh nên thang máy bệnh viện dừng nghỉ rất chính xác. Đồng thời, giúp tiết kiệm được thời gian, vận chuyển nhanh chóng.
Tính năng đặc biệt: Một tính năng đặc biệt dễ thấy ở thang máy tải bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Khi thang máy đang trong trạng thái di chuyển khẩn cấp các tầng được gọi sẽ tự động bị hủy lệnh và bỏ qua để thang di chuyển tới tầng gọi khẩn cấp.
TƯ VẤN KÍCH THƯỚC THANG MÁY TRONG BỆNH VIỆN
Kích thước thang máy bệnh viện cũng tương tự như thang máy tải hàng hay thang máy gia đình đều đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định. Chẳng hạn như thang cần có chế độ giữ cửa để đẩy giường bệnh ra vào an toàn, cần được điều chỉnh có thời gian chờ đóng cửa lâu hơn và trong cabin thang máy phải có thêm tay vịn để những bệnh nhân già, yếu cảm thấy an toàn.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ KÍCH THƯỚC THANG MÁY BỆNH VIỆN
- Quy trình sản xuất, lắp đặt, vận hành: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN và CE (tiêu chuẩn châu Âu )
- Tốc độ di chuyển: Từ 30m/ phút – 105m/ phút.
- Tải trọng: Tải trọng 750 kg đến 1600 kg (tương đương với khoảng 10 – 24 người)
- Tần suất hoạt động phục vụ lớn
- Hành trình: đến 100m (tương đương với 30 tầng)
- Phù hợp với nhiều công trình bệnh viện
- Độ ổn định, an toàn cao.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THANG TẢI GIƯỜNG BỆNH CÓ PHÒNG MÁY
1. Tải trọng = 1000 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1100 mm x 2100 mm; Hố thang AH x BH = 1900 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
2. Tải trọng = 1350 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1300 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2100 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
3. Tải trọng = 1500 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1400 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2200 x 1500 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THANG TẢI GIƯỜNG BỆNH KHÔNG CÓ PHÒNG MÁY
1. Tải trọng = 1000 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1100 mm x 2100 mm; Hố thang AH x BH = 2000 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
2. Tải trọng = 1350 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1300 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.
3. Tải trọng = 1500 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200 mm x 2300 mm; Cabin AA x BB = 1400 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI THANG MÁY TRONG BỆNH VIỆN
Thang máy bệnh viện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các y bác sĩ cũng như bệnh nhân. Tuy nhiên, để nâng cao sự an toàn cho người dùng cũng như hiệu quả sử dụng thì khi lắp đặt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây.
Tính đồng bộ
Yêu cầu cần phải có tính đồng bộ khi lắp đặt thang máy bệnh viện để thang hoạt động một cách trơn tru nhất, đảm bảo tính đồng nhất giữa các thiết bị trong thang máy. Điều này không chỉ tránh gây ra những sự cố không đáng có mà còn mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu cho người dùng.
Cabin thang máy
Cần yêu cầu đặc biệt với cabin thang máy do đây là thiết bị chuyên dụng để chở các trang thiết bị y tế, giường bệnh và bệnh nhân. Khi chọn kích thước thang máy bệnh viện, cần chọn kích thước cabin đủ lớn để phục vụ quá trình khám chữa bệnh diễn ra dễ dàng thuận lợi nhất cũng như đảm bảo chuyên chở các thiết bị y tế cồng kềnh.
Độ an toàn của thang máy
Khi thiết kế lắp đặt đưa vào sử dụng tất cả các loại thang máy đều hướng tới sự an toàn của người dùng. Tuy nhiên thang máy bệnh viện đặc biệt hơn một chút nên cần sát sao hơn nữa và quan tâm hơn nữa đến quá trình hoạt động an toàn, êm ái, không gây ảnh hưởng xấu đến công tác chuyên chở bệnh nhân cấp cứu và người bệnh. Đồng thời để có thể giám sát quá trình hoạt động của thang máy, cần thiết kế hệ thống điều khiển vi xử lý, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người bệnh.
Tính ổn định
Bởi thang được thiết kế chuyên dụng để nhanh chóng và an toàn chở người trong những trường hợp khẩn cấp nên tính ổn định luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu. Mặt khác, để điều khiển quá trình tăng giảm tốc độ một cách trơn tru, nhẹ nhàng, thuận lợi mà không ảnh hưởng tới người dùng, thang máy dùng trong bệnh viện cần được trang bị những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại chẳng hạn như bộ điều khiển tốc độ biến tần.
Quy trình lắp đặt thang máy tại Khánh Hưng diễn ra như thế nào?
Bước 1: Nhận và kiểm tra chất lượng linh kiện, vật tư thang máy
Chất lượng linh kiện cấu thành thang máy có vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động ổn định, êm ái, bền bỉ, an toàn của thang máy.
Trước sự chứng kiến của chủ đầu tư công trình, cán bộ nhân viên thuộc phòng vật tư thiết bị sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ linh kiện thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt thang máy cho đội trưởng của đội lắp đặt; tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng, ký biên bản xác nhận.
Bước 2: Dán cảnh báo các tầng. Thả dọi, cố định khung giàn dọi. Thả dây an toàn
Để đảm bảo an toàn cho nhân công và cho chính chuyên viên kỹ thuật tại khu vực lắp đặt thang máy, cần có biển cảnh báo nguy hiểm và thiết lập hàng rào chắn tại nơi thi công lắp đặt thang máy. Và cần phải căn chỉnh, đo đạc chính xác bằng thước, dọi.
Bước 3: Lắp sàn thao tác
Sàn thao tác là nơi mà các kỹ sư thang máy sẽ trực tiếp thao tác, lắp đặt thang máy. Lắp sàn thao tác phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về điện, an toàn về kết cấu của sàn.
Bước 4: Lắp bộ khống chế vượt tốc độ
Bộ khống chế tốc độ của thang máy giúp tốc độ của thang máy sẽ hoạt động trong một giới hạn an toàn cho phép. Nếu thang máy chạy vượt quá tốc độ cho phép thì bộ phận này sẽ hoạt động để đưa thang máy về tốc độ an toàn cho phép.
Bước 5: Lắp ray
Ray dẫn hướng đảm bảo cho cabin và đối trọng luôn nằm và chuyển động theo đúng vị trí được thiết kế trong giếng thang. Công việc này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối để thang máy có thể hoạt động ổn định và êm ái nhất, bền bỉ nhất, an toàn nhất.
Bước 6: Lắp phòng máy bao gồm lắp máy kéo, lắp tủ điện, tôn che phòng máy
Bước 7: Lắp đối trọng
Đối trọng có vai trò giúp cabin hoạt động ổn định theo cả 2 chiều lên và xuống trong 2 chế độ có tải và không tải, đối trọng chuyển động đồng phẳng với cabin nhưng theo chiều ngược lại.
Bước 8: Lắp cabin
Quá trình lắp đặt cabin thang máy được thực hiện bên trong giếng thang máy.
– Lắp khung sàn cabin (có bộ phận phanh an toàn).
– Thanh khung đứng
– Thang giằng
– Khung trên
– Làm bảo vệ sàn cabin.
Bước 9: Thả cáp thép và chỉnh dây cáp
Khung đối trọng nằm ở tầng dưới cùng, khung cabin nằm ở tầng trên cùng và sẽ được đặt ở vị trí cố định bởi palan cho đến khi hoàn tất việc lắp và điều chỉnh cáp tải.
Bước 10: Lắp cửa tầng
Lắp đặt cửa tầng thang máy được thực hiện ở giai đoạn cuối.
– Tất cả các thiết bị cửa tầng sẽ được chuyển đến trước mỗi cửa tầng.
– Sau khi lắp cáp tải, chúng ta sử dụng sàn cabin để lắp cửa tầng.
– Lắp từng cửa và theo trình tự từ trên cùng xuống đến cửa tầng thấp nhất.
Bước 11: Điều chỉnh và chạy thử 10 ngày
– Sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất để kiểm tra và đo đạc các thông số kỹ thuật
– Điều chỉnh các thông số của kỹ thuật của thang đảm bảo thang hoạt động ổn định, êm ái, an toàn, bền bỉ nhất.
– Tuyệt đối nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ sử dụng thử thang máy trong thời gian vận hành.
Bước 12: Kiểm tra, kiểm định thang máy
Quá trình kiểm định thang máy là vô cùng cần thiết, việc thẩm định này sẽ được tiến hành bởi thanh tra nhà nước về an toàn lao động của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Bước 13: Nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng, đưa thang vào hoạt động
Quy trình lắp đặt thang máy phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy trình an toàn dưới sự thực hiện của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư trình độ cao.
Tất cả các bước trong quy trình lắp đặt thang máy đều được thực hiện sự chu toàn, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhằm đảm tiêu chuẩn an toàn thang máy cũng như đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.