Yêu cầu an toàn về cấu tạo lắp đặt thang máy điện

Ngoài các yêu cầu tiêu chuẩn chung về thang máy trên thế giới, tại Việt Nam có 6 Bộ tiêu chuẩn chất lượng thang máy mà chúng ta cần phải biết đến. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.

Tại Việt Nam hiện nay các tòa nhà cao tầng đang mọc lên ngày càng nhiều, và một thành phần không thể thiếu của các tòa nhà đó chính là hệ thống thang máy vận chuyển người và hàng hóa đã trở nên hết sức quen thuộc. Thang máy là thiết bị yêu cầu sự an toàn cao trong quá trình sử dụng và vận hành. Do vậy các tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy luôn được đưa ra và yêu cầu tất cả các đơn vị sản xuất lắp đặt phải đáp ứng.

Thang máy – cơ cấu an toàn cơ khí

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.

– .Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng)
–  Yêu cầu đối với co cấu hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng)
–  Yêu cầu đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin (đối trọng)
–  Yêu cầu đối với khóa tự động của cửa tầng

Thang máy điện – phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động điện thuộc qui định trong TCVN 6395: 1998. Phương pháp thử qui định trong tiêu chẩn này áp dụng đối với các thang máy dẫn động điện trong các trường hợp sau:
• Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng;
• Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu;
• Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
• Hết hạn giấy phép sử dụng;
• Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.